Vấn đề ăn uống có ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. Do đó, để tìm hiểu trẻ sơ sinh bị viêm ruột, mẹ nên ăn gì trong quá trình điều trị bệnh? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
Bệnh viêm ruột ở trẻ em
Viêm ruột là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này các mẹ thường khó phát hiện bởi các triệu chứng bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Nếu không đực điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biên chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Thậm chí có thể gây tử vong khi tình trạng viêm ruột ở mức nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột ở trẻ sơ sinh
Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh viêm ruột ở trẻ sơ sinh là do các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng như E.coli, Salmonella, Ersinia, Shigella, Sampylobacter,… Thường các loại vi khuẩn này chứa trong:
- Các loại thức ăn kém vệ sinh
- Chất lượng sữa không đảm bảo do mẹ mắc các bệnh đường ruột.
- Đồ chơi bẩn do trẻ hay có thói quen mút tay hoặc cắn đồ chơi
- Môi trường ô nhiễm như không khí, nguồn nước trẻ sử dụng
- Nhiễm từ nơi tụ tập đông người như chợ, bến xe, khu vui chơi,…
Do vậy, nếu mẹ trong quá trình cho con bú và cho trẻ ăn phải các loại thực phẩm thiếu an toàn thì nguy cơ trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm ruột là rất cao.
Triệu chứng viêm ruột ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm ruột thường có triệu chứng: đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc đi ngoài lẫn máu, trẻ bị đau bụng, quấy khóc, nuồn nôn, nôn, sốt, ăn kém, mất nước, cơ thể mệt mỏi,…
Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh để nhận biết được triệu chứng này thường rất khó. Bởi trẻ lúc này chưa biết nói, không biết kêu đau, chỉ biết quấy khóc khi khó chịu. Do đó, cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nếu thấy triệu chứng bất thường.
Trẻ sơ sinh bị viêm ruột mẹ nên ăn gì?
Việc thực hiện chế độ ăn uống của mẹ và bé trong giai đoạn điều trị bệnh là rất quan trọng. Gây ảnh hưởng lớn tới kết quả điều trị. Nếu mẹ mắc các bệnh lý như viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích,… Cần có phương pháp điều trị sớm để tránh lây nhiễm sang trẻ. Vấn đề điều trị đại tràng co thắt hay điều trị viêm đại tràng cấp và mãn tính cần có thời gian nhất định để khắc phục bệnh. Nếu có tiền sử bệnh này, các mẹ nên kiêng không cho con bú sữa mẹ nếu đang trong quá trình dùng thuốc điều trị. Tốt nhất, nên thực hiện theo hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ.
Bổ sung nước và các loại nước ép trái cây
Trẻ sơ sinh bị viêm ruột, cơ thể rất dễ bị mất nước. Do đó, mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây cho bé. Nên tập cho trẻ thói quen uống 200ml nước ấm mỗi sáng thức dậy, bởi cách làm này có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu. Còn đối với trẻ dưới 15 tuần tuổi thì cần cho bú nhiều hơn. Đồng thời, mẹ nên bổ sung các loại vitamin trái cây để bé được hấp thu dưỡng chất qua nguồn sữa từ mẹ.
Tăng cường bổ sung vitamin C qua các loại trái cây như: cam ổi chuối,… Bởi các loại quả này có tác dụng trấn an thành ruột.
Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột
Nên ăn sữa chua để hệ tiêu hóa của trẻ được bổ sung men vi sinh và vô số lợi khuẩn thiết yếu. Để cơ thể trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
Ngoài ra, khoai lang có chứa nhiều vitamin A , vitamin E, vitamin C, vitamin B, tinh bột, chất đạm và một số loại acid amin và các nguyên tố vi lượng để kích thích nhu động ruột, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
Bổ sung vitamin D và các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Hơn nữa, hai loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong thực đơn của mẹ và các bé bị viêm ruột chính là lòng đỏ chứng và cá biển. Đây là hai loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin D có tác dụng kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Tăng cường ăn các thực phẩm nhiều năng lượng như gạo, khoai và các loại rau củ có màu vàng, xanh, đỏ như: cà chua, bí ngô, bí đao. Ăn nhiều các loại thịt như: thịt gà, thịt lợn, thịt vịt, sữa đậu nành và dầu thực vật khi trẻ sơ sinh bị viêm ruột.
Tránh ăn các loại đạm động vật và các đồ ăn nhanh như: xúc xích, đùi gà quay, khoai tây chiên,… Không sử dụng các loại thức uống có ga chứa chất kích thích. Giảm ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ nhưu rau bí, rau bầu, hạt ngô, đậu đỗ, măng,… Bởi chúng dễ gây khó tiêu cho hệ tiêu hóa của trẻ.