Điều trị đại tràng như thế nào cho hiệu quả?

Viêm đại tràng là bệnh lý đường ruột, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chán ăn,… Bệnh nếu không điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm xảy ra. Do đó, cần tìm giải pháp điều trị đại tràng để tiến hành xử lý bệnh nhanh chóng.

Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng

Khi có dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để xét nghiệm chẩn đoán viêm loét đại tràng và mức độ bệnh.

  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra tình trạng thiếu máu hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Lấy mẫu phân: Các tế bào bạch cầu trong phân có thể chẩn đoán ra viêm đại tràng. Loại trừ các nguyên nhân khác như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và ký sinh trúng.
  • Nội soi đại tràng: Đây là phương pháp chẩn đoán quan trọng nhất. Để xác định tổn thương trong đại trực tràng và phát hiện xem có tế bào u ác tính hay không.

Phương pháp điều trị viêm đại tràng 

  • Điều trị bằng thuốc nội khoa

Thường các loại thuốc điều trị viêm loét đại tràng có tác dụng ức chế viêm đại tràng, cho phép các mô lành lại. Các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy có thể giảm hoặc được kiểm soát. Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Nhóm thuốc chống viêm: Có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm loét đường tiêu hóa. 

Thuốc bao gồm: Sulfasalazin, mesalamin, balsalazid và olsalazin,… Sử dụng bằng đường uống hoặc nhét hậu môn.

  • Nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch: Được dùng trong điều trị bệnh viêm ruột hoặc người bệnh không đáp ứng với những loại thuốc khác.

Nhóm thuốc bao gồm: Azathioprin (Azasan, Imuran) và mercaptopurin (Purinethol, Purixam), Cyclosporin (Gengraf, Neoral, Sandimmune), Vedolizumab (Entyvio),…

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Ciprofloxacin, Metronidazol, Biseptol, … Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn có hại sản sinh trong đường ruột. Dùng trong trường hợp viêm đại tràng do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và có hiện tượng sốt.
  • Nhóm thuốc chống đau co thắt đại tràng: Mebeverine, Phloroglucinol, Trimebutin… 
  • Nhóm thuốc cầm tiêu chảy, chống táo bón: Actapulgite, Imodium, Smecta… Dùng khi người bệnh có triệu chứng táo bón dài ngày hoặc bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Lưu ý: Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh chứ không có tác dụng điều trị bệnh tận gốc. Hơn nữa, tác dụng phụ gây ra bởi thuốc kháng sinh có thể khiến cơ thể kháng thuốc, nhờn thuốc, dẫn đến khả năng phản tác dụng của thuốc. Do đó, khi điều trị người bệnh chỉ nên dùng kháng sinh vừa đủ trong thời gian ngắn cần kháng viêm.

  • Phẫu thuật

Khi xét nghiệm thấy tổn thương đại tràng quá lớn hoặc có khối u trong đại tràng. Khi đó, người bệnh không thể sử dụng thuốc nội khoa điều trị. Cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ viêm, khâu rách hoặc cắt bỏ đoạn đại tràng bị tổn thương. Tùy theo kết quả xét nghiệm tế bào để điều trị tia xạ, hóa chất hoặc miễn dịch kèm theo. Theo thống kê, có tới 45% bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cần áp dụng biện pháp này.

  • Điều trị bệnh theo phương pháp dân gian

Một số mẹo dân gian được áp dụng trong chữa bệnh viêm loét đại tràng như:

  • Lá mơ lông

Trong lá mơ lông chứa nhiều Vitamin C protein, beta caroten. Các dưỡng chất này có khả năng sát khuẩn đường ruột, tiêu viêm và chống co thắt đại tràng.

Cách thực hiện: Lá mơ lông rửa sạch thái sợi, đập 2 lòng đỏ trứng gà vào bát lá mơ, khuấy đều hỗn hợp và cho vào nồi hấp cách thủy. Ngày ăn 2 lần. mỗi tuần ăn từ 2-3 lần.

  • Lá ổi

Lá ôi có công dụng kháng khuẩn, cầm tiêu chảy. Hơn nữa chất flavonoid trong lá ổi còn giúp giảm cơn đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt.

Thực hiện: Lá ổi rửa sạch, sắc lấy nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Sau đó chắt lấy nước uống trong ngày.

  • Mật ong và nghệ

Nghệ và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo, có tác dụng như chất kháng khuẩn tự nhiên. Giúp hỗ trợ và kích thích hệ tiêu hóa, hiệu quả trong khắc phục tình trạng viêm loét đại tràng, dạ dày, đường tiêu hóa,…

Thực hiện: trộn bột nghệ cùng mật ong rồi ăn trực tiếp, ngày dùng 2 lần trước bữa ăn. Kiên trì thực hiện 1 tháng để có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm đại tràng.

Lưu ý: Phương pháp điều trị viêm đại tràng bằng các mẹo dân gian chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh trong trường hợp người bệnh bị viêm đại tràng giai đoạn khởi phát. Không có tác dụng điều trị triệt để. Do đó, nên kết hợp bổ sung dùng thuốc điều trị để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

  • Thay đổi lối sống là chìa khóa điều trị bệnh tốt nhất

Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng bệnh của bạn trong quá trình điều trị viêm loét đại tràng. Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng, vitamin hoặc sản phẩm hỗ trợ điều trị để bệnh mau chóng được phục hồi.

Ăn gì hỗ trợ điều trị đại tràng

  • Các loại cá: Người viêm đại tràng nên ăn các loại cá, đặc biệt là cá hồi do chúng chứa omega-3, có lợi cho sức khỏe và đại tràng.
  • Bổ sung đủ chất đạm: Nên dùng các loại chất đạm có trong sữa đậu nành, cá và các loại sữa không chứa Lactose.
  • Ăn nhiều sữa chua: Chất Probiotic có trong sữa chua có lợi cho đường ruột, ngăn ngừa viêm loét tái phát.

Bị viêm đại tràng kiêng ăn gì

  • Rượu bia và các chất kích thích đường ruột như thuốc lá, cà phê, đồ ăn cay nóng,… Các loại đậu như đậu hà lan, đậu xanh,… Cũng không nên ăn. Bởi chúng làm tăng thêm hiện tượng đầy bụng, chướng hơi.
  • Hạn chế ăn những loại trái cây sấy, hạt cứng, măng,… Bởi chúng có thể gây cọ xát vào niêm mạc đại tràng, làm tình trạng viêm loét nặng hơn.
  • Tránh thực phẩm sống như dưa cà muối, nem chua, gỏi cá,…

Để kiểm soát bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần tránh tâm lý căng thẳng, tập những bài tập nhẹ nhàng, thư giãn với các bài tập yoga thiền hoặc đi bộ.

Chính bởi vậy, việc điều trị viêm đại tràng không chỉ dùng thuốc mà cần có sự kết hợp giữa những yếu tố khác như dinh dưỡng, lối sống. Đặc biệt, lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát là chìa khóa thoát bệnh hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.